Thị trấn ma Bodie (1)
Nằm ở phía đông dãy núi Sierra Nevada thuộc bang California (Mỹ), trước khi gia nhập danh sách thành phố ma trên thế giới, Bodie đã từng là một trong những thành phố lớn nhất của làn sóng người đổ xô tìm vàng ở miễn Viễn Tây nước Mỹ vào thế kỷ 19.
Bodie từng quy tụ hơn 10.000 người sinh sống, nổi tiếng thịnh vượng với sự hiện diện của Ngân hàng Wells Fargo, hàng chục quán rượu, cả khu đèn đỏ và cũng nổi tiếng không kém với tình trạng bạo lực.
Khi khoáng sản cạn khô cũng là lúc Bodie bị người dân bỏ rơi không thương tiếc. Ngày nay, mỗi năm có hàng trăm ngàn lượt khách tìm về Bodie, tham quan hơn trăm ngôi nhà vẫn còn khá nguyên vẹn với thời gian để nhớ lại một thời hoàng kim.
Những gì ta thấy ngày nay ở trong tình trạng đổ nát đã được bảo quản bởi hệ thống các công viên quốc gia bang California, cơ quan đã tiếp quản thị trấn này năm 1962 và biến nó thành Công viên Lịch sử quốc gia.
Nguồn ảnh: Flickr.com
Nguồn ảnh: Flickr.com

Tấm biển xếp hạng thị trấn là khu công viên lịch sử. Tên thị trấn bắt nguồn từ tên của người tìm thấy vàng ở khu vực này - W. S. Bodey

Toàn cảnh thị trấn.

Từ xa có thể phân biệt được các khu xưởng mỏ mầu ghi

Khu dân cư với những ngôi nhà gỗ nâu sậm

Năm 1859 W. Bodey phát hiện ra vàng gần khu vực ngày nay gọi là dốc Bodie. Khu xuởng đầu tiên được thành lập vào năm 1861 và thị trấn bắt đầu phát triển. Số lượng thợ mỏ ban đầu có khoảng 20 rồi phát triển lên đến 10.000 người vào
năm 1880.

Vào thời hoàng kim của mình các mỏ ở đây sản xuất một lượng vàng trị giá hơn 100 triệu dollars.Đây là nhà máy chế biến quặng Standard. Hầu hết các thiết bị bên trong vẫn còn nguyên vẹn. Du khách có thể tham gia tour tham quan khoảng 30 phút theo đoàn tối đa 20 người, giá $ 5 mỗi
người. Khu xưởng ban đầu xây dựng chủ yếu bằng gỗ bị cháy năm 1898, sau này nó
được xây dựng lại bằng khung thép lợp tôn.

Như một trung tâm khai thác vàng nhộn nhịp, Bodie có các tiện nghi của
một thị trấn, bao gồm một ngân hàng, bốn trạm cứu hỏa, một ban kèn đồng, hệ thống đường sắt, hiệp hội
thợ mỏ và cơ khí, một vài tờ nhật báo, và một nhà tù.

Thời kì đó thị trấn Bodie hối hả với đủ hạng người từ các gia đình thợ mỏ,
chủ cửa hàng, bọn cướp, các bang đảng, gái mại dâm và những người đến từ
khắp nơi trên thế giới.

Lán trại

Ngôi nhà gỗ hai tầng có cột thu lôi là trường học của thị trấn

Một góc chụp khác từ phía mỏ

Đây là một trong số những ngôi nhà đẹp nhất thị trấn, nó được xây dựng năm 1879, ban đầu để cho thuê phòng. Nó chuyển thành trường học sau khi ngôi trường đầu tiên của thị trấn bị cháy vì cậu trò nhỏ nghịch lửa đốt cỏ phía sau nhà khi bị thầy giáo đuổi ra khỏi lớp.

Đằng sau cửa sổ lớp học

Bụi phủ dày trên những dãy bàn kê quanh chiếc lò sưởi gang đúc

Mọi thứ trong lớp cho cảm giác lũ trẻ vừa chạy ra ngoài trong giờ nghỉ giải lao. Chiếc mũ trên bàn cho biết giáo viên là một phụ nữ.

Dụng cụ giảng dạy

Cây đàn organ và những vật dụng lạ lẫm. Thị trấn bị bỏ rơi một cách đột ngột. Hàng nghìn những vật dụng như thế này bị bỏ lại vì quá nặng hoặc quá nhiều để mang đi. Phía sau trường có một nhà kho lưu giữ hàng trăm vật dụng như thế.

Nhìn từ mỏ thấy cạnh trường có một ngôi nhà gạch mầu đỏ - đó là trạm biến áp của thị trấn.

Trạm biến áp này góp phần đưa thị trấn Bodie vào thế kỷ 20. Bên trong là các máy biến áp từng sử dụng để cung cấp điện xưởng mỏ. Vẫn có thể thấy lớp sơn trắng còn lại trên các bức tường.
Từ trạm biến áp nhìn về phía xưởng mỏ

Ban đầu, các xưởng sử dụng năng lượng hơi nước, nhưng gỗ là một nguồn tài nguyên tốn kém và ngày một khan hiếm. Tháng 11 năm 1892, James Cain, một đại gia trong thị trấn, bị thuyết phục bởi ý tưởng truyền tải điện qua quãng đường dài, đã quyết định đầu tư. Thiết bị điện được lắp đặt mới trong các xưởng, trạm biến áp được xây dựng, hệ thống đường dây được kết nối từ nhà máy tới trạm biến áp và đến Green Creek, nơi có nhà máy thủy điện.

Việc truyền tải điện qua quãng đường dài ngày đó bị báo chí và người dân địa cho là ý tưởng điên rồ. Nhưng cuối cùng dự án đã thành công. Bodie đã trở thành thành phố đầu tiên trên thế giới có nhà máy sử dụng điện.
Các máy biến áp

Ngày đó hệ thống đường dây chạy thẳng suốt quãng đường 13 dặm vì các kỹ sư lo ngại điện không thể chạy qua các khúc ngoặt, nó sẽ "nhảy ra khỏi đường dây và truyền vào đất".

Phòng trực của trạm biến áp

Từ thị trấn nhìn lên. Bên trái, chạy dần về phía xa là Khách sạn Wheaton & Hollis, Trạm biến áp và Trường học. Bên kia đường là Khách sạn Swazey.
Chiếc xe
Ngôi nhà này khá nổi tiếng. Du khách gọi đùa là “Tháp nghiêng”. Vì thị trấn được quản lý theo nguyên tắc “giữ nguyên hiện trạng” nên người ta chỉ chống đỡ để một số ngôi nhà khỏi bị đổ.

Vào những thời điểm khác nhau ngôi nhà này từng là cửa hàng quần áo, sòng bạc, và cuối cùng là khách sạn. Nó nghiêng thế này khá lâu, không biết sẽ đứng được bao lâu.

Một căn phòng trong khách sạn Swazey
Khách sạn Wheaton & Hollis. Thời kì 1885-1886, ngôi nhà này là Văn phòng Đất đai Liên bang chịuk trách nhiệm giải quyết tục mua bán đất đai. Về sau nó dùng làm văn phòng của Công ty Điện lực, cửa hàng, rồi cuối cùng là khách sạn.
Chiếc máy chữ cổ lỗ
Quảng cáo phục vụ ăn uống cả ngày. Tổng đài, két sắt, giá chìa khoá, máy chữ ... những thứ thường thấy ở bất cứ quầy Lễ tân nào.

Chiếc máy chữ cổ lỗ

Hành lang hẹp dẫn lên phòng?
Chi tiết chân bàn.
Trong căn bếp phía sau.

Bức ảnh chụp qua cửa kính in bóng cây xăng bên kia đường.

Cây xăng trước cửa hàng bách hoá nhà Harvey Boone.

Tấm biển lỗ chỗ vết đạn ở cây xăng. Chuyện bắn giết xảy ra hàng ngày ở thị trấn này.

Cửa hàng bách Boone nhìn từ "Tháp nghiêng"
Kho cửa hàng nhà Boone. Ngôi nhà xây dựng từ năm 1879 nhưng nó đã bị phá hủy gần như hoàn toàn năm 1884 trong trận hỏa hoạn.

Trong tủ kính trưng bầy du khách có thể thấy các thương hiệu quen thuộc đến ngày nay như dầu thơm Kellogg, thuốc aspirin St Joseph, bao cao su Trojan và phấn rôm Colgate.
Siêu thị thế kỉ 19. Phóng to ảnh có thể đọc được tờ giấy treo trên giá hàng "Xin vui lòng không ghi nợ" (Please do not ask for credit)
Mù tạt và các loại gia vị
Một hiện vật hiếm trong cửa hàng – bóng đèn sợi đốt của hãng Edison đến giờ vẫn cháy
sáng bình thường.
Máy xay cà phê
Ngoài cửa hàng này, Harvey còn mua lại cửa hàng nhà Gilson và Barber và điều hành nó cùng một lúc. Ông ta có nhiều nguồn lợi khác trong thị trấn, trong đó có Công ty nước Bodie.
Tiếp theo cửa hàng nhà Boone là ngôi nhà của Eli và Lottie Johl.
Sau khi từ Đức đến Mỹ vào năm 1865, Eli đến Bodie lập nghiệp. Ông cùng với bạn là Charles Donnelly mở cửa hàng
thịt. Cô vợ Lottie khởi đầu công việc ở Bodie là gái mại dâm. Vì quá khứ làm việc ở khu đèn đỏ mà nhiều người xa lánh gia đình này.
Từ năm 1932 ngôi nhà này dùng làm Bưu điện. Chữ "Bưu điện" vẫn còn trên tấm biển trên nóc nhà cho dù mưa gió đã làm nhoà đi.
Gia đình này có vẻ tôn thờ tổng thống Washington

Tiếp theo là tiệm hớt tóc và quán rượu Sam Leon

Hàng ngày đám thợ mỏ từ các xưởng khai thác chui ra là rúc đầu vào các
quán bar và khu đèn đỏ ở phía Bắc thị trấn phung phí những đồng tiền
kiếm được. Lúc cao điểm, thị trấn có tới 65 quán rượu chạy dài cả dặm dọc Phố
Chính. Trong số đó có nhiều nhà thổ và "những ngôi nhà tai tiếng”, sòng
bài, ổ thuốc phiện.

Tiền, vàng, rượu thường xuyên gây hoạ. Các vụ
giết người, đấu súng, ẩu đả trong quán rượu, chặn xe ngựa cướp thường
xuyên xảy ra. Buổi sáng dân thị trấn thường hỏi nhau:
“Sáng nay có gã nào để điểm tâm không?” có nghĩa là "Có ai bị giết đêm qua
không?"

Đối diện cây xăng, ở phía bên kia đường là trạm cứu hoả

Thị trấn có 4 trạm cứu hoả hoạt động trên cơ sở tình nguyện.

Những cây đèn báo trong trạm

Phương tiện chữa cháy

Người ta giữ còn nguyên vẹn thật hay làm ta nhớ một thời Viễn Tây hào hùng của Mỹ!
Trả lờiXóaRơi vào tay người Việt thì chắc ... Mà Nga cũng vậy à. Anh thấy Pripyat bị bóc hết những gì ... bán được.
Xóaem lại định khen anh sướng dc đi khắp mọi và biết nhiều thế.., xong nhớ lại, tìm xem có chữ sưu tầm, hay coppy k , thì thấy "du lịch trên mạng" :d
Trả lờiXóaChúc anh khỏe để..chiến đấu với cv nhé!
Hehe. Nhớ là blog của anh phần lớn là bài sưu tầm nhé.
XóaCám ơn em về lời chúc.
Em cứ tưởng những entry về "ma" là do anh Nhân chụp cơ! hi hi
XóaEm cũng chúc anh như Út đã chúc vậy!
:d
Trả lờiXóaHết "sơ - ri" các thành phố hoang phế chưa anh ? Những thành phố này độ thú vị không vượt qua được những bức vẽ ma trong entry trước, Muốn sang anh nghe ké nhạc nhẽo và những hình ảnh nhẹ nhàng như thời yahoo
Trả lờiXóaHÌNH ...NHƯ là hết rồi LÃO CAS ạ !
XóaQua nhà anh lúc nào cũng biết thêm được nhiều điều bổ ích. Luôn mong anh cùng cả nhà vui khoẻ.
Trả lờiXóaKhi đăng " NHÀ HOANG " thì ...hình như BLOG củng bị chủ nhà " BỎ HOANG " ?
Trả lờiXóaVậy anh em mình vào vẽ "gờ ra phi ti" lên nhà hoang đê :))
XóaỜ nhỉ?
Trả lờiXóaNhân ngày lễ lớn Tư sang thăm và ...ra về sau khi ngũ một giấc !
Trả lờiXóa"PHẠM BẰNG" đi tìm "VÂN DUNG" rồi, ko có nhà anh TƯ ạ! :))
Xóa