Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2011

Đọc Người Tình của Marguerite Duras

Hình ảnh
Bài của Nguyễn Thị Hải Hà trên VOA Tôi tìm đọc Người Tình của Marguerite Duras sau khi tôi xem phim vì tò mò muốn xem bà đã viết về tình dục như thế nào mà đạo diễn Jean-Jacques Annaud đã diễn dịch thành những khúc phim khiêu dâm bốc lửa như thế. Thật ra, Marguerite Duras không nặng tay với tình dục. Bà có cách viết kín đáo, gợi hình nhưng không tục tằn. Hai ba trang viết về tình dục gợi cảm nhất lại là những trang bà nói về cô bạn gái Hélène Lagonelle.

Tình yêu cuối cùng của nữ văn sĩ Pháp M.Duras: Luật trời ta cũng sửa

Hình ảnh
Bài trên CAND Khi họ gặp nhau lần đầu năm 1975, nữ tác giả của tập tiểu thuyết nổi tiếng "Người tình", Marguerite Duras đã 61 tuổi, còn Yann Andréa mới chỉ 22 tuổi. Nàng quá lừng danh, còn chàng chỉ là một người hâm mộ vô danh. Mối tình trớ trêu của họ đã trở thành chủ đề cho cả Paris đàm tiếu nhiều năm liền.

Москва không tin vào những giọt nước mắt (11)

Hình ảnh
Misha Đoàn Bài 11: Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò Có thể nói thời hoàng kim nhất của lưu học sinh Việt nam tại Liên xô là những năm 80 khi những kỷ luật ngặt nghèo đã được tháo bỏ, đời sống vật chất ngoài việc được đảm bảo bởi hệ thống phân phối Nhà nước trong giai đoạn được gọi là "CNXH phát triển" lại còn có những nguồn thu nhập thêm nhờ “buôn bán".

Москва không tin vào những giọt nước mắt (10)

Hình ảnh
Misha Đoàn Bài 10: Học tài thi phận Đã từng có người thắc mắc tại sao những sinh viên VN từng học ở Liên xô và Nga khi đã về VN rồi thì đều luôn hoài niệm về đất nước, con người, văn hóa Nga?

Москва không tin vào những giọt nước mắt (7)

Hình ảnh
Misha Đoàn Bài 7: Quốc tế vô sản Mang tiếng là sang Liên xô nhưng năm đầu tiên tụi nó không được tiếp xúc với dân bản xứ nhiều ngoài các thầy cô giáo người Soviet. Là dân học nghành " xã hội " nên ngoài một khóa học tiếng Nga ở VN, sang đây lại phải học thêm tiếng Nga một năm nữa.

Bức Email từ Fukushima

Hôm nay nhận được một bức email được forward qua rất nhiều người . Search Google thấy nó được đăng trên nhiều trang mạng. Dân Trí cũng biên tập và sử dụng.  

Москва không tin vào những giọt nước mắt (6)

Hình ảnh
Misha Đoàn DCVOnline: Khi khối Đông Âu sụp đổ và Liên Xô tan rã, chính phủ Việt Nam có e ngại, sợ giới lưu học sinh Việt Nam bên đó bị “lung lay về tư tưởng” dẫn đến những hậu quả tiêu cực đối với cuộc sống chính trị trong nước. Nhưng thực tế đã chứng minh ngược lại. Hầu như những biến cố chính trị của những năm cuối 80, đầu 90 tại Đông Âu và Liên Xô không ảnh hưởng đến tinh thần “lập trường” của giới lưu học sinh và công nhân Việt ngoài sự chật vật về cuộc sống khi Liên Xô hỗn loạn trong lúc giao thời chuyển đổi giữa hai hệ thống chính trị. Hoàn toàn không có những đợt rút lưu học sinh về nước và phân biệt đối xử như Việt Nam đã từng làm trước đây vào những năm 60 của thế kỷ trước khi xảy ra “chủ nghĩa xét lại” tại Liên Xô và “cách mạng văn hóa” tại Trung Quốc. Giới trí thức Việt Nam tại Liên Xô thời sụp đổ sau khi về nước vẫn nắm giữ những chức vụ quan trọng trong chính phủ cũng như trong các ngành kinh tế thiết yếu của Việt Nam. Cũng có những hành động cố gắng tại Nga với mụ

Москва không tin vào những giọt nước mắt (5)

Hình ảnh
Misha Đoàn Bài 5: Tình tạm Chuyện yêu đương chồng hờ vợ tạm của những người Việt học tập và làm việc tại Nga trong những năm trước và sau khi hệ thống các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu Thời kỳ trước những năm 80, giới lưu học sinh Việt Nam ở Liên Xô là một cộng đồng cực kỳ nghiêm túc cả về tổ chức, kỷ luật lẫn học tập. Điều đó được giải thích bởi nội quy nghiêm ngặt của Sứ quán: ai học trung bình (chứ chưa cần kém), có quan hệ nam nữ… thì đều bị kỷ luật, thậm chí trục xuất về nước. Nhưng từ những năm 80 thì kỷ luật trở nên lỏng lẻo hơn, sinh viên Việt Nam tham gia buôn bán, yêu đương công khai, thậm chí con gái của Tổng Bí thư Lê Duẩn còn yêu và lấy chồng Nga. Đặc biệt từ giữa những năm 80 khi làn sóng công nhân xuất khẩu lao động từ Việt Nam ồ ạt sang Liên Xô thì khái niệm “đạo đức” đã hoàn toàn quay ngược 180 độ so với thời “giáo điều” trước đó.

Москва không tin vào những giọt nước mắt (4)

Hình ảnh
  Misha Đoàn DCVOnline: DCVOnline: Misha Đoàn đã nói lời tạm biệt với độc giả DCVOnline trong bài “Vượt biên” vì lý do bản quyền với Nhà xuất bản đang tiến hành in sách của anh. Tuy nhiên, qua trao đổi mới đây với DCVOnline, Misha Đoàn nói anh mong muốn tiếp tục giới thiệu một số câu chuyện nữa đến quý độc giả trước khi quyển sách được xuất bản. “Tôi thích phong cách của các bạn, tôi mong muốn tiếp tục được giới thiệu đến độc giả DCVOnline một số câu chuyện nữa trong tập tự truyện này trước khi quyển sách được hoàn tất”. Misha Đoàn cũng cho biết điều này không gây khó khăn gì cho quan hệ giữa anh với bên Nhà xuất bản . Và “Buôn vàng”, một ghi chép trong tập tự truyện “Москва không tin vào những giọt nước mắt” tiếp tục đến với bạn đọc của DCVOnline. Tựa đề của tập ghi chép được tác giả lấy theo tên của một bộ phim truyện nổi tiếng của Liên Xô vào thập niên 70, nhưng “nhưng bối cảnh sẽ là cả không gian Liên Xô rộng lớn chứ không chỉ bó hẹp trong Moscow hay Nga”, Misha Đ

Москва không tin vào những giọt nước mắt (3)

Hình ảnh
Misha Đoàn DCVOnline: Sau truyện “Vượt biên”, chúng tôi tạm ngưng đăng tải loạt bài “Москва không tin vào những giọt nước mắt” của tác giả Misha Đoàn. Misha Đoàn cho biết anh đang làm việc với một nhà xuất bản để tiến hành in ấn tập tác phẩm đầu tay này, vì vấn đề bản quyền giữa tác giả và Nhà xuất bản nên rất tiếc anh phải tạm chia tay với độc giả DCVOnline. Xin chúc mừng Misha đoàn, và hy vọng đứa con tinh thần đầu tiên của anh sẽ được bạn đọc đón nhận nồng nhiệt trong tương lai.

Москва không tin vào những giọt nước mắt (2)

Hình ảnh
Misha Đoàn Bài 2: Con buôn   Nói không ngoa là đến 99% người sang Liên Xô học, công tác, làm việc… đều có dính dáng đến “buôn bán”.

Москва không tin vào những giọt nước mắt (1)

Hình ảnh
Misha Đoàn DCVOnline : Tập tự truyện “Москва không tin vào những giọt nước mắt” của tác giả Misha Đoàn gồm nhiều ghi chép ngắn. Mỗi một câu chuyện được ghi chép lại, như tiêu đề riêng mà nó mang, là một chuyện kể trong muôn mặt đời thường của người Việt Nam tại Moscow mà chính bản thân tác giả đã có cơ hội trải nghiệm. Những trải nghiệm này của anh vô cùng phong phú. “Rất ít chất “sáng tác” trong những câu chuyện này, mà ngược lại, phải chắt lọc bớt những dữ kiện đầy ắp khi tôi viết về cuộc sống của người Việt ở xứ này”, Misha Đoàn đã nói như thế với DCVOnline. Học tập và làm việc tại Nga từ những năm đầu thập niên ’80, Misha Đoàn luôn dành tình cảm đặc biệt cho nước Nga như một quê hương thứ hai. “Москва không tin vào những giọt nước mắt” đang được viết tại Hoa Kỳ, nơi tác giả sống và làm việc từ vài năm nay. “Tình một đêm” là câu chuyện đầu tiên trong tập tự truyện này…