Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2008

Về lại phố xưa - Осенний Орёл

Hình ảnh
Những tấm ảnh này tìm thấy trên Internet, chúng được chụp vào tháng Mười, cuối mùa thu. Thấy chúng, ngây ra như gặp lại người thân, ngỡ ngàng trước gương mặt xa bao nhiêu năm mà chẳng hề in dấu vết đổi thay. Oryol – thành phố thời sinh viên – trong hành trình thăm quan của một blogger.

Về lại phố xưa - Осенний Орёл

Hình ảnh
(tiếp theo) Quảng trường thành phố từ cửa sổ khách sạn nước Nga. Buổi sáng yên tĩnh, se lạnh và trong lành

Về lại phố xưa - Осенний Орёл

Hình ảnh
(tiếp theo)   Dọc bờ sông hướng về trung tâm thành phố. Nhà nguyện của nhà thờ Bogoiavlenskaya

Thu xưa

Hình ảnh
Dòng sông nào chảy qua nơi em Mang cái lạnh của một miền băng tuyết Mùa thu nào lá khô rơi chết Công viên chiều ngập xác lá em đi.

Những chiếc lá bay đi

Hình ảnh
Николай Михайлович Рубцов

"The Boat"

Hình ảnh
Theo BBC Vietnam Tập truyện ngắn The Boat (Con Tàu) của nhà văn người Úc gốc Việt Nam Lê vừa lọt vào chung khảo một giải văn học của Anh. Giải thưởng Dylan Thomas, dành cho các tác giả trẻ dưới 30, đã chọn Nam Lê là một trong sáu nhà văn vào chung kết năm nay. Tên người thắng giải sẽ được công bố vào ngày 10 tháng 11. Đây là thành công mới nhất của cây bút 29 tuổi, mà tác phẩm đầu tay của anh đã được giới phê bình Tây phương tán thưởng nhiệt liệt. National Book Foundation, nơi trao giải Sách Quốc Gia của Mỹ, cũng vừa đưa Nam Lê vào giải “5 Under 35”, cho năm cây bút trẻ dưới 35 được xem là triển vọng nhất. Thành công lớn Ban giám khảo giải Dylan Thomas gọi The Boat là tác phẩm đầu tay “vô cùng cảm động và sáng tạo”. Báo Washington Post, hồi tháng Bảy, nhận xét tác giả đã “kết hợp cả truy cứu tài liệu và lồng vào những giấc mơ trong những thế giới tưởng tượng rộng lớn”. Một điều khiến tác giả được đánh giá cao là anh đã không đơn thuần khai thác nguồn gốc Việt N

Tình yêu và Danh dự và Thương hại và Tự hào và Cảm thông và Hy sinh

Hình ảnh
Copy từ   Vn-roo Blog Biography of Nam Le Nam Le sinh tại Việt nam và lớn lên tại Úc. Anh đã nhận giải thưởng Pushcart của Hội Michener-Copernicus Mỹ. Anh đồng thời nhận những học bổng của Trại Viết văn Iowa, Trung tâm Nghệ thuật tỉnh Princetown, Viện Hàn lâm Phillips Exeter, Đại học East Anglia. Tiểu thuyết của anh đã xuất hiện trên những địa chỉ sau Zoetrope: All-Story, A Public Space, Conjunctions, One Story, NPR's Selected Shorts, và trong tuyển tập Best American Nonrequired Reading, Best New American Voices, Best Australian Stories, and Pushcart Prize. Nam Lê là biên tập viên mảng tiểu thuyết của tạp chí Harvard Review

Tình yêu và Danh dự và Thương hại và Tự hào và Cảm thông và Hy sinh

Hình ảnh
   (tiếp theo)    

Linh thiêng ơi, giúp bạn anh nhé!

Hình ảnh

Ngẫu nhiên?

Link: http://ttnhan.multiply.com/video/item/1/1  

Hoà Bình

Hình ảnh
... Hẹn em Hiền khi có dịp cho bám càng về Hoà Bình, nhưng chưa thực hiện được. Từ giờ tới lúc em rời bỏ chỗ này chắc vẫn không thu xếp được. Thôi cứ để vậy đi.

Về lại phố xưa - Церкви

Hình ảnh
...                

Về lại phố xưa - Церкви

Hình ảnh
...

Về lại phố xưa - Спасское (храм Спаса Преображения)

Hình ảnh
Duyên nợ với tiếng Nga đứt đã gần hai chục năm. Đôi khi ai đó hỏi ngày xưa sống nơi nào trên đất Nga, nếu trả lời người Việt thường giải thích lòng vòng vì thành phố nhỏ, ít người biết, nhưng với người Nga không cần thiết làm thế, bởi đây là quê hương của nhiều nhà văn: Leskov, Bunin, Fet và nổi tiếng nhất là Turgenev.

Về lại phố xưa - Спасское (дом -музей )

Hình ảnh

Về lại phố xưa - Чужое воспоминание

Hình ảnh
Bài này có thể ai đó đã đọc trên Nhà cũ hoặc sẽ được đọc trong loạt bài THA PHƯƠNG trên blog Lợi Trần. Tôi không có ý định tô mầu cho những tháng ngày ở Nga. Những dòng viết dưới đây không phải của tôi, nhưng viết về tôi, về những tháng năm đó: 

Về lại phố xưa - Прошлое лето

Hình ảnh
Mùa hạ còn đâu (Nhạc: Phú Quang - Thơ: Hoàng Hưng) Đường phố trong anh mùa đông Sao áo em mùa hạ Áo mầu xanh cuộn sóng Em mang trên ngực biển đầy Ngày nào biển làm ta say Biển như ngày hè đẹp lắm Nhưng mùa hạ đã ra đi Chân trời xa không ngấn nắng Sao em còn mang áo mỏng Có còn mùa hạ nữa đâu Sao em làm lòng ta đau Nhớ ngọn lửa hè đã tắt ... Đường phố trong anh mùa đông Hãy để mùa hạ yên nghỉ

Về lại phố xưa - Наш институт

Hình ảnh

Về lại phố xưa - Tô mầu

Hình ảnh
  Xem ảnh entry trước bạn bè, và ngay cả vợ, ai cũng bảo tưởng nước Nga thế nào, nghèo quá Việt Nam. Tự dưng buồn buồn. Rồi tự bảo đấy là bởi chàng hoạ sĩ kia muốn tả trung thực. Nếu muốn, cùng một ngôi nhà, có thể chụp thế này   hoặc thế này Thấy đẹp hẳn, sang hẳn. Gọi là gì nhỉ, “làm hàng” hay tô mầu?

Về lại phố xưa - Мой дом

Hình ảnh
Bắt đầu bằng một mẫu câu quen thuộc thuở bập bẹ học ngoại ngữ. Đây là Zakhar Iashin, người được kể trong entry lần trước. Căn cứ nickname đoán anh ta sinh năm 76, còn theo comment trên blog nghề nghiệp là hoạ sĩ thiết kế đồ hoạ, có một cô con gái 3 tuổi tên Ira. Anh không phải là dân gốc Oryol, mới chuyển đến ở vài ba năm.

Về lại phố xưa - Поезд и Вокзал

Hình ảnh
SMS của bạn: “Nhan vua di Nga ve a?” Trả lời: “The cung hoi. Di qua mang”. Hôm nay đi tiếp. Phải nhắc lại, những bức ảnh này lấy từ trang Google, nhưng gợi nhớ rất nhiều, tưởng như chính mình chụp, nhớ chính xác từng góc độ.

Về lại phố xưa - Москва

Hình ảnh
Dạo này toàn làm chiều, các con đang nghỉ hè, sáng nào ba bố con cũng 10h mới dậy. Mưa nhiều, chợt nhận ra đã cuối tháng Sáu. Và lang thang… Khi đặt chân lên nước Nga tôi lưu lại kí túc trường Lomonosov trên đồi Lênin. Sắp vào năm học mới, rất đông sinh viên, đủ mọi mầu da, sắc tộc, phần đông đến từ các nước đang phát triển, chúng tôi chỉ lưu lại đây ít ngày, chờ chuyển tiếp về các thành phố khác. Giờ ăn, dù khu kí túc có vài nhà ăn, khắp nơi đông nghẹt người xếp hàng. Mấy hôm ở đó tôi thường bỏ bữa, chỉ ăn bánh biscuits và uống sữa trừ bữa, vì không đủ kiên nhẫn xếp hàng, tôi sốt ruột muốn dành thời gian thăm quan. Các bạn cùng lớp, ai có người thân, bạn bè ở đây đều đã tản mát khắp thành phố. Ngơ ngác, bé nhỏ trước mênh mông thành phố lạ, nhưng với vốn tiếng Nga học bốn năm trong nước, tôi cũng đủ tự tin lang thang một mình trong thành phố.

Về lại phố xưa - Земляк

Hình ảnh

Về lại phố xưa

Hình ảnh
Ngôi nhà số 115 phố Komsomolskaya, nơi tôi đã sống. Một căn phòng đầu hồi, trên  tầng 2, có 2 cửa sổ, một trông sang nhà 117, một nhìn khoảng ra sân sau .

Entry for June 23, 2008

Hình ảnh

Chốn xưa

Hình ảnh
Hôm trước về lại chốn xưa. Chính xác là gặp lại mọi người của chốn xưa ở một tiệc cưới. Thấy bâng khuâng, thấy nao nao, thấy hoài nhớ làm sao. Mọi người thay đổi nhiều quá, không còn trẻ nữa, ai cũng khác xưa. Dấu ấn tàn phai, xộc xệch chẳng cách nào che đậy được. Mọi người dưới con mắt của mình giống như mình dưới con mắt của mọi người. Như nhau cả. Hàng ngày đã quen với những thay đổi lặng lẽ trên khuôn mặt, trên mái tóc, trong vóc dáng chính mình nên không ngạc nhiên, lâu lâu chụp một tấm hình, bỗng sững sờ nhận thấy dấu ấn thời gian phơi ra lồ lộ, trung thực và khắc nghiệt. Bao nhiêu nước đã qua cầu.

Ác mộng

Hình ảnh

Kính

Hình ảnh
Bây giờ làm việc gì hắn cũng cần kính. Nhưng kính chỉ giúp ích khi cần nhìn gần, còn lúc trông xa hắn lại phải bỏ kính nếu không muốn thấy mọi vật như dưới đáy nước. Thành thử cứ đeo vào, tháo ra, đeo vào, tháo ra. Kính làm hắn mỏi mắt, nên lúc nào cũng buồn ngủ.

Sang nhà mới

Hình ảnh

Entry for April 23, 2008

Hình ảnh
Chiều nay trời Hà Nội đổ sập xuống. Mưa như trút. Và hắn không tiếp tục bỡn cợt chuyện học hành được thêm nữa.

Tâpppp huâânnnn

Không rõ hắn xuống cấp chừng nào mà sếp yêu cầu hắn đi tập huấn, tập huấn an ninh, nghe to tát, chứ nói thẳng tuột là đi học bảo vệ. Sếp bảo hắn khoá tập huấn hay lắm, thú vị lắm, sếp muốn tham gia, nhưng không thu xếp được thời gian vì…sếp là sếp.

Entry for April 18, 2008

Còn cái này copy từ blog của teen. Teen cho thấy mình già cỗi từ xúc cảm đến nhận thức.

Hài hước

Hình ảnh
Thiếu cái gì, thích thứ đó. Mình thích những người hài hước, rất thích là đằng khác. Họ thường là những người vui tính và thông minh. Chất hài hước thể hiện tư duy ứng sử linh hoạt. Họ nhanh nhạy bắt đựợc cái cốt lõi của vấn đề để tung ra một mẩu chuyện, thậm chí một câu dí dỏm. Cái được nhất của hài hước là giải tỏa stress – căn bệnh quá nhiều người mắc phải. Và còn hơn thế, hài hước nhiều khi đảo ngược tình thế. Đang thua thành thắng, đang đuối lí thành hoà cả làng, đang tức thành hết giận, đang nhăn nhó bỗng bật cười. Mình thiếu cái đó nên bắt chước theo, nhưng khổ nỗi mỗi người một tạng, nên cái sự hài hước của mình cứ chua chua, chát chát làm sao. Nhưng kiểu gì vẫn thích, dù đôi khi quá một tí, hay thiếu một tẹo là thành nhăn nhở

Ctrl + Alt + Delete?

Sáng nay qua chốn có 2 chữ F (favourite and famous) thấy chỉ còn một ngôi nhà hoang. Cạnh tấm biển tên chủ nhà là dòng chữ Ctrl + Alt + Delete. Lắt lay trên cổng những câu hỏi, những lời nhắn phất phơ đầy ẩn ý dán trước lúc chủ nhà vội vã bỏ đi - những câu hỏi chỉ người trong cuộc mới có thể hiểu. Phơi trần mình trên mạng quả là một thử thách. Cho cả hai phía - người viết ra nó, và người đọc nó.

Entry for April 10, 2008

Có một thứ kiêng kị nhắc đến trên blog: Công việc. Không có nghĩa là nó không quan trọng, vì thật sự nó chiếm nhiều hơn 1/3 thời gian sống. Không nhắc đến không phải vì không muốn. Có lẽ vì nó là thì hiện tại tiếp diễn, chưa đủ thời gian để lọc những gì sẽ lắng lại. Hôm nay lại có người ra đi. Và mỗi khi có ai đó kết thúc một chặng đường nào đó, mình lại buộc phải nghĩ về nó. Và không khỏi bối rối. Mỗi lần có người ra đi lại tự hỏi: tại sao mình còn ngồi lại? Bạn bè bảo mình trì trệ quá rồi. Không dám thay đổi, không dám thử sức ở một nơi khác. Còn gì hấp dẫn ở đây? Lương? Không phải. Chẳng đâu lương rẻ mạt như chỗ này. Tình cảm ư? Cũng không phải. Trong công việc tình cảm là thứ xa xỉ, không vì nó mà được tăng lương. Đồng nghiệp ư? Thực sự mình cũng có những người bạn - đồng nghiệp, nhưng thường quý mến nhau sau khi họ đã bỏ đi hoặc khi bỏ đi tất cả những gì dính líu tới công việc. Vậy là cái gì? Mỗi cuộc ra đi nhắc mình câu hỏi ấy. Chỉ thấy bối rối pha lẫn mỏi mệt. Không, không ph

Entry for April 05, 2008

Hình ảnh
Buổi tối chứng kiến người Nhật tổ chức Lễ hội hoa anh đào. Sặc sỡ trong những bộ quần áo truyền thống, họ cúi rạp người đón khách. Người được chào cúi xuống thấp hơn. Người chào lại cúi xuống thấp nữa. Trông kì kì. Cái dáng cúi chào của họ được giải thích bằng hình ảnh bông lúa: Bông lúa càng nặng hạt, nó càng trĩu xuống thấp. Trong cuộc sống, thực tình mà nói, mấy ai cho mình là bông lúa lép, nhưng mấy ai đủ dũng cảm để cúi gập mình trước một bông lúa lép.

Sông Hương

Hình ảnh
Mỗi năm đi Huế ba lần với một lịch trình gần như cố đinh: 15h hết ca sáng, lao vội về nhà, vơ quần áo nhét vào ba lô rồi phi ra Nội Bài đáp chuyến bay Hà nội - Huế cuối cùng. 21:30h về đến khách sạn, tắm xong ra phố kiếm bữa tối. 8:00h sáng hôm sau bắt đầu cày cuốc. Ba ngày làm việc kết thúc. Sáng ngày thứ 4 dậy lúc 6:00h, ăn sáng rồi đón xe ra Phú Bài bay về Hà nội. 11:00h về tới nhà. 15:00 h lại bắt đầu ca chiều. Đồng nghiệp gọi những chuyến đi ấy là chạy show dự án. Và Huế chỉ là quãng thời gian đánh dấu bằng điểm đến và đi: Phú Bài. Vì thế Huế vẫn là Huế kín đáo và lôi cuốn.

Những chiếc cúc áo

Hình ảnh

Biển

Hình ảnh
2:30 sáng đến khách sạn Công đoàn - Quảng Bình. Vừa ngủ gật vừa tìm đường lên phòng. Sáng tỉnh dậy ngỡ ngàng thấy biển Nhật Lệ ngay dưới cửa sổ. Đã không biết phần còn lại của đêm qua thiếp đi trong tiếng sóng ru. Biển vẫn lặng lẽ mờ ảo trong sương.

Đồng Đội

Hình ảnh

Entry for March 29, 2008

Hình ảnh
NHỚ LẠI TRẬN CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ 1972 (Đại tá Nguyễn Việt – nguyên Tham mưu phó sư đoàn 325)

"Về lại Quảng Trị" - Tạ Quỳnh Phương

Hình ảnh
> Về lại Quảng Trị (Tạ Quỳnh Phương) Tôi muốn thắp hương thơm cho thơm cả bầu trời Tôi muốn khấn lên chín tầng mây vang dội Nơi đâu cũng máu xương đồng đội Biết làm sao đây cho trọn nghĩa, vẹn tình Thạch Hãn ngày nào nhuộm đỏ dòng xanh Khi vượt sông, bom gầm đạn nổ Thương binh chập chờn giữa dòng nước cả Lũ lụt dâng cao nên chìm giữa bến bờ Máu chảy loang ngập cả nhà thờ Nơi đất Thánh ai biến thành đất khát Trường Bồ Đề tên hiền như đất Phật Xương chất cao hơn gạch đá nơi này Thượng Phước mang phúc phận dâng đầy Mà mất mất bao trùm lên dải đất Dòng sông xanh hiền hoà, trong mát Xương trắng nhiều hơn đá lát dòng sông Ái Tử còn nguyên nghĩa nữa không? Để đau đáu mỏi mòn đôi mắt mẹ Nhan Biều cháy những ngày hè rực lửa Tội tình chi thiêu rụi chốn quê lành Quảng Trị đã bao năm trở lại mầu xanh Đất lành lặn, vết thương lòng đâu liền vết Giữa dòng ngược xuôi, những ai từng đã biết Bao cuộc đời xanh đổi lấy màu xanh Đêm lặng yên tưởng nhớ các anh Vẫn thấy đi điệp trùng đội ngũ Thành Cổ đêm