Mạn đàm về chữ Nhân



Bài của PHAN CHÁNH DƯỠNG trên Doanh Nhân Sài Gòn. Copy về để đọc dần vì không hiểu mấy
Xưa nay người ta thường nhận xét về một con người rằng ông ấy rất “nhân từ”, thể hiện sự tôn kính, mến mộ, rằng đó là một người sống lương thiện, thương người, cảm thông với nỗi khổ đau của người khác.


“Nhân” là phạm trù đạo đức của Nho gia và “từ” là tinh thần yêu thương mọi sinh linh của nhà Phật. Chữ “nhân” của Nho gia theo nghĩa hẹp và cụ thể được Khổng Tử diễn giải cho các học trò của mình được sách vở ghi lại như sau:

Nhân là kìm chế mình để trở về với lễ (khi trả lời Nhan Hồi).

Nhân là điều gì mình không muốn thì đừng áp đặt cho người khác, “Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân” (khi trả lời Trọng Cung).

Nhân là yêu người (Khi trả lời Phàn Trì).

Khổng Tử nói “có thể làm được năm điều dưới đây với thiên hạ là có nhân” đó là: Cung kính, khoan dung, giữ chữ tín, chăm chỉ siêng năng, ra ơn cho mọi người. Ngoài ra, ông nói: Người có nhân, muốn thành đạt thì cũng giúp cho người thành đạt.

Tất cả câu trả lời trên đều cụ thể cho từng người, nội dung hàm chứa tính giáo dục con người cụ thể. Chữ “nhân” theo nghĩa hẹp rất rộng, do đó người nhà Nho sau này giải thích chữ “nhân” là lý của yêu thương, là đức của tâm hay là làm điều nhân là giữ toàn tâm đức v.v…

Theo nghĩa rộng, chữ “nhân” được Khổng Tử, Mạnh Tử xem như tư tưởng cốt lõi của Nho giáo (giáo ở đây không phải là tôn giáo, mà là giáo hóa con người). Do đó đạo đức của Nho giáo cũng có thể gọi là đạo của chữ nhân, khi nói “nhân giả nhị nhân giả” (chữ “nhân” chiết tự ra gồm chữ “nhân” là “người” và chữ “nhị” là “hai”). Nghĩa là: Nhân là mối quan hệ giữa người và người. Đây chính là mọi quan hệ của con người trong xã hội. Nếu xử lý hài hòa các mối quan hệ trên thì xã hội sẽ trật tự, trên dưới hài hòa, và con người được sống trong cảnh thái bình. Do đó nhân chính là đạo làm người vậy.

Từ luận giải chữ “nhân” nghĩa rộng trên, chúng ta thấy mối quan hệ giữa người và người đầu tiên phải được xử lý, phải được quy phạm đó là con cái và cha mẹ. Chúng ta ai cũng biết khi chào đời người gần gũi lo toan cho ta là đấng sinh thành (cha mẹ). Do đó, theo Nho giáo đây là mối quan hệ đặc biệt ưu tiên trong mọi mối quan hệ xã hội. Những quy phạm về mối quan hệ này Nho giáo gọi là “đạo hiếu” (Theo Nho giáo, bách hạnh hiếu là đầu, làm người phải đặt chữ hiếu lên trên hết). Tiếp theo là mối quan hệ với anh em là chữ “đệ”, mối quan hệ với bạn bè là chữ “nghĩa”, mối quan hệ với vua là chữ “trung” v.v…Từ đó triển khai ra các phạm trù đạo đức khác để tu thân, để rèn luyện đức tính con người: lễ, nghĩa, liêm, sỉ, trí, nhân (nghĩa hẹp), dũng v.v…

Thật ra những phạm trù đạo đức nêu trên (trung, hiếu, nhân, nghĩa, lễ, trí, tín v.v…) chỉ là tên gọi của các mối quan hệ hay những thái độ, cư xử, quan điểm, lẽ sống của con người trong xã hội. Nhưng nội dung hàm chứa bên trong của nó tùy theo thời đại khác nhau lại có ý nghĩa khác nhau. Ví dụ chữ “hiếu” là một phạm trù đạo đức nói lên mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ. Phạm trù này vĩnh viễn tồn tại trong mọi xã hội từ xưa đến nay và cả mai sau, nhưng nội dung của chữ “hiếu” thì theo từng thời đại khác nhau có những nội dung khác nhau. Như ngày xưa hiếu là luôn vâng lời cha mẹ, nuôi dưỡng cha mẹ, phải sinh con cái để nối dõi tông đường. Khi cha mẹ qua đời, con phải cư tang bằng hình thức sống quanh mộ đói rét ba năm không được đi đâu, không được vui vẻ để tỏ nỗi khổ đau thương nhớ mẹ cha... Nhưng cũng có nhà Nho cho rằng “đại hiếu là làm rạng rỡ tông đường, kế đến là không làm gì nhục gia tông, thứ ba mới đến nuôi nấng cha mẹ”… Còn ngày nay, chúng ta phải có nội dung phù hợp cho chữ “hiếu”. Chữ “trung” cũng thế, không thể giữ nội dung là trung với vua mà phải là trung với nước, trung với dân v.v…

Ngày xuân, có đôi điều mạn đàm về ý nghĩa chữ “nhân”, qua đó người viết hy vọng đưa ra được một nội dung rèn luyện đạo đức cá nhân cho mỗi người mà trong xã hội ngày nay dường như nhiều người đã quên lãng.
HHP at 07/24/2012 01:13 pm comment
"Người có nhân, muốn thành đạt thì cũng giúp cho người thành đạt.".Suy cho cùng “nhân giả nhị nhân giả” ,biểu hiện cao nhất của chữ nhân cũng là vậy,phải không Nhân?
Trần Thành Nhân at 07/24/2012 01:15 pm reply
Dạ, em không hiểu lắm đâu. Vì thế em copy để ... ngẫm nghĩ ạ.
THOMOC at 07/21/2012 12:26 pm comment
[img]8[/img] Cãm ơn vì đã hiểu và đồng cãm...
Trần Thành Nhân at 07/21/2012 12:32 pm reply
Nhờ bạn mình học được nhiều ... phương ngữ QT đấy[img]5[/img]
THOMOC at 07/21/2012 12:32 am comment
Lúc nào rảnh rổi đọc " tự lực văn đoàn " cũng "đở buồn" - Bạn có thích nhóm văn này không? hồi nhỏ mình thích lắm![img]4[/img]
Trần Thành Nhân at 07/21/2012 12:43 am reply
Mình đọc thời kì ấn phẩm trước 75 trôi dạt ra bắc cùng nhạc Trịnh, xe đạp, xe Honda, quạt điện ... và búp bê nhựa. Thằng bạn ngồi cạnh thì đọc chưởng Kim Dung. Mình còn nhớ khi bị khám xét nó ném veo sách ra ngoài của sổ phi tang. Ôi một thời miền Bắc[img]19[/img]
THOMOC at 07/21/2012 12:12 am comment
Mình là con nho giáo ! [ thuở nhỏ ở với ÔNG,BÀ nội và có rất nhiều sách cũa CỤ THIỀU CHỬU, NGUYỂN HIẾN LÊ, BÌNH NGUYÊN LỘC.... nhiều lắm! nhưng tiếc rằng lúc đó mình quá nhỏ' chỉ mới học lớp 1 và đến lớp 4 thì người ta đã " tịch thu" mất vì vấn đề chính trị.....và sau đó mình được nhồi nhét cái thứ rác rưởi đến tận hôm nay.....và rất tiếc....và hôm nay đả già ,muộn,sai... " thường nó nằm trong thơ cũa mình đó bạn".... và trong tim luôn có một cái "gai" không đau nhưng cũng đủ...] [img]109[/img] và sau cùng của còm này mình chân thành cãm ơn bạn nhé!
Trần Thành Nhân at 07/21/2012 08:43 am reply
Chén cơm nguội, lồng bàn rách, đậy kín Mệ ngồi chờ cháu dại...đả quá trưa! Tóc bết bùn, ướt đẫm nước mưa. Cầm oi cá thia tho cháu vừa bắt: -Bựa cơm chiều canh ngọt dể cho Ông! Chén cơm, sắn nuốt vội với mắm đồng! Cháu hối hả đến trường cho kịp lớp Để học bài vẻ đẹp của non sông! ------- Mình nghĩ comment trên và bài thơ nói tới cùng một giai đoạn. Ngoái lại ngày quá khứ, rưng rưng muốn ôm thằng bé ấy trong tay, nhưng cũng từng ấy nể phục nó... Quan trọng không phải là CÁI GÌ nó được dạy ở lớp, mà là nó học NHƯ THẾ NÀO ngoài lớp... Cái sự học ấy ở MỘT KHÍA CẠNH nào đó cũng giống "cái gai" trăn trở ... cho dù hôm nay đã già, đã muộn, đã sai.
Trần Thành Nhân at 07/21/2012 12:26 am reply
Một comment tâm trạng nhất trong số những comments của bạn[img]6[/img]


Nhận xét