Москва không tin vào những giọt nước mắt (6)
Misha Đoàn DCVOnline: Khi khối Đông Âu sụp đổ và Liên Xô tan rã, chính phủ Việt Nam có e ngại, sợ giới lưu học sinh Việt Nam bên đó bị “lung lay về tư tưởng” dẫn đến những hậu quả tiêu cực đối với cuộc sống chính trị trong nước. Nhưng thực tế đã chứng minh ngược lại. Hầu như những biến cố chính trị của những năm cuối 80, đầu 90 tại Đông Âu và Liên Xô không ảnh hưởng đến tinh thần “lập trường” của giới lưu học sinh và công nhân Việt ngoài sự chật vật về cuộc sống khi Liên Xô hỗn loạn trong lúc giao thời chuyển đổi giữa hai hệ thống chính trị. Hoàn toàn không có những đợt rút lưu học sinh về nước và phân biệt đối xử như Việt Nam đã từng làm trước đây vào những năm 60 của thế kỷ trước khi xảy ra “chủ nghĩa xét lại” tại Liên Xô và “cách mạng văn hóa” tại Trung Quốc. Giới trí thức Việt Nam tại Liên Xô thời sụp đổ sau khi về nước vẫn nắm giữ những chức vụ quan trọng trong chính phủ cũng như trong các ngành kinh tế thiết yếu của Việt Nam. Cũng có những hành động cố gắng tại Nga với mụ...