Có chuyện gì ngoài kia?



Nếu bạn nào lấy entry này, hãy sửa tiêu đề theo bạn muốn. Trong lúc này tôi không biết lấy đề là gì, tôi viết entry này là entry đầu tiên trong nước mắt.

Từ sáng tinh, công an các loại quân phục đã giăng kín vườn hoa trước cổng Đại Sứ quán Trung Quốc,nhưng nhóm người đi mít tinh phản đối hành vi ngang ngược của Trung Quốc đã bị phân tán thành những nhóm lẻ tẻ. Không những thế mà còn bao nhiêu tốp công an ở các khu phố lân cận. Bên hè đường bảo tàng lịch sử công an đến vài chục người .Những người biểu tình tập thành nhóm nhỏ khoảng hơn 20 người ở xế bên tay phải của viện bảo tàng lịch sử đã nhanh chóng bị xua đi. Những khuôn mặt thất vọng, buồn bã đầy đau đớn lê từng bước chân nặng nề.Người mít tinh đi trong nỗi đau khắc khoải về những quần đảo ngoài khơi xa dần tầm tay tổ quốc.

Trên quán cà fê 32 Điện Biên Phủ, một nhóm thanh niên của diễn đàn TTVN đang phát áo cho nhau, những tấm áo màu đỏ in dòng chữ china hegemonny jeoppardizes asia - Beware of the invaison ở mặt sau và china stop invading - spratly and paracel islands of Viẹt Nam ở mặt trước cùng với hình bản đồ Viẹt Nam. Họ có khoảng 60 người. Tuy chỗ họ đứng cách xa đại sứ quán Trung Quốc đến hàng trăm mét. Nhưng cảnh sát, công an, an ninh, dân phòng ùa tới xua họ giải tán đi như những con cừu trên đồng cỏ.

Đám thanh niên này vừa đi vừa phát áo cho nhau, bố con nhà báo Xuân Bình đến nơi được mọi người nhường cho vị trí đầu tiên, bầu không khí được tiếp thêm sức nóng. Đoàn người vừa đi vừa hô vang khẩu hiểu Trường Sa- Hoàng Sa, họ đi trong những bước chân trĩu nặng ưu tư về hành động của các nhà chức trách. Phía bên công an vừa lùa đằng sau, vừa chặn đầu, chặn trái rồi chặn phải đưa đoàn người đi càng xa đại sứ quán Trung Quốc anh em. Thái độ , lời nói bên phía cảnh sát có phần gay gắt , tôi không nói là doạ nạt. Nhà văn Trang Hạ cùng con gái đi trong đám người mít tính. chị cầm tay con dắt , một tay giơ cao tấm biểu ngữ bằng tiếng Trung, Việt. Cháu Phim con anh Xuân Bình khuôn mặt ngây thơ ngơ ngác nhìn, chắc cháu ngỡ ngàng hỏi. Cháu làm gì mà các chú công an xua cháu đi hết ngã tư này sang ngã tư khác. tại sao cháu không được dừng chân nghỉ. Khuôn mặt trẻ thơ của con gái vănTrang Hạ và con trai nhà báo Xuân Bình đẫm mồ hôi vì đi bộ xa. Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên có xuất hiện, nhưng anh ta chỉ dùng máy ảnh đứng ở góc khiêm tốn để chụp đoàn mít tinh. Họ bị xua đi từ Điện Biên Phủ đến khu Văn Miếu. Người ta không cho đoàn dừng lại, mới chớm dùng họ hét đi đi, gây tắc đường à, mấy chục anh công an, họ đông có xấp xỉ đoàn người. Mấy chiếc ô tô cảnh sát đi trong lòng đường liên tục dùng loa nhắc đoàn người di chuyển không đường dừng lại. Chiếc xe cam nhông tải lù lù đi bên như sẵn sàng đưa bất cứ ai lên đó không đắn đo gì.

Đoàn người đi qua khu Văn Miếu, có hai người trong đoàn đi xe máy bị ách lại do công an giao thông. Họ trình bày gì đó. 6 chiến sĩ an ninh mặc thường phục đến lột áo họ ra. Vừa lột họ vừa nói giọng chớt nhả

- Thôi xong rồi cởi ra,

Hai người an ninh hai bên, họ túm áo kéo qua đầu như cưỡng chế bọn tội phạm, dân chúng đi trên đường Nguyễn Thái Học nhìn rồi tự hỏi lòng- không biết chuyện gì.

Tôi nhìn đoàn người đi, lời ca và tiếng hô của họ mất dần khí thế, bước chân và cái đầu thành dáng đi lầm lũi, lủi thủi. Một anh công an thấy tôi không đi giơ tay đẩy, tôi bảo anh đừng đẩy tổ quốc như thế, anh có nhìn thấy bản đồ nước ta trên ao tôi không. Tôi đứng bơ vơ nhìn đoàn người đi giữa hàng rào cảnh sát. Cảm giác chua xót, ngậm ngùi và uất hận dâng đầy trong suy nghĩ. Thế là lời của Tần Cương có sức mạnh ngay cả trên đất nước khác chăng. Lịch sử bỗng trôi về trong nỗi buồn đau đáu

- Phải chăng họ đúng là thiên triều.

Lúc tôi viết dòng này, đoàn người vẫn đang đi trong cảnh xua đuổi. Lát nữa tôi sẽ post ảnh và clíp lên.

Nhận xét