Thành phố ma Pripyat (phần 1)
Clip giới thiệu tour du lịch Chernobyl - Pripyat của hãng lữ hành Solo East
Ngày 26 tháng 4, 1986, lò phản ứng số 4 nhà máy điện hạt nhân Chernobyl được dự định dừng hoạt động cho công việc bảo dưỡng thông thường. Người ta đã muốn tận dụng cơ hội này để thử nghiệm khả năng tua bin phát điện của lò vẫn cấp đủ điện cho hệ thống an toàn của lò phản ứng trong trường hợp nhà máy bị cắt nguồn điện từ bên ngoài.
Sau khi tắt một số hệ thống an toàn cuộc thử nghiệm bắt đầu tiến hành khoảng sau 1 giờ sáng. Công suất của lò phản ứng giảm đột ngột quá nhanh tạo ra tình huống nguy hiểm. Những người vận hành cố gắng bù lại công suất thấp nhưng thiết kế lạc hậu và sai lầm trong vận hành làm phản ứng dây chuyền trong lò đã vượt tầm kiểm soát. Năng lương tăng vọt vượt trên mức 100 lần so với công suất thiết kế. Lò bị nổ vài giây sau đó vào lúc 01:23:45.
Vụ tai nạn đã gây ra thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử thế giới. Với lý do tránh sự hoảng loạn trong dân chúng, mãi sau 36 giờ sau, vào lúc 14:00 ngày 27/04/1986 chính quyền Xô Viết mới tiến hành sơ tán người dân khỏi thành phố Pripyat, nơi đặt nhà máy điện nguyên tử bằng 2000 chiếc xe bus trong vòng 20 giờ. Từ thời điểm đó, Pripyat trở thành một thành phố ma.
Ngày nay Pripyat đã mở cửa cho khách du lịch. Một chuyến tham quan Pripyat giá khoảng 180 euro/hai người và du khách phải chứng minh không có vấn đề đặc biệt nào về sức khỏe.
Bài viết được dựng từ ảnh của Jenniffer Boyer và nhóm du khách tham gia tour du lịch Chernobyl - Pripyat do hãng lữ hành Solo East Travel tổ chức.
Sau khi tắt một số hệ thống an toàn cuộc thử nghiệm bắt đầu tiến hành khoảng sau 1 giờ sáng. Công suất của lò phản ứng giảm đột ngột quá nhanh tạo ra tình huống nguy hiểm. Những người vận hành cố gắng bù lại công suất thấp nhưng thiết kế lạc hậu và sai lầm trong vận hành làm phản ứng dây chuyền trong lò đã vượt tầm kiểm soát. Năng lương tăng vọt vượt trên mức 100 lần so với công suất thiết kế. Lò bị nổ vài giây sau đó vào lúc 01:23:45.
Vụ tai nạn đã gây ra thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử thế giới. Với lý do tránh sự hoảng loạn trong dân chúng, mãi sau 36 giờ sau, vào lúc 14:00 ngày 27/04/1986 chính quyền Xô Viết mới tiến hành sơ tán người dân khỏi thành phố Pripyat, nơi đặt nhà máy điện nguyên tử bằng 2000 chiếc xe bus trong vòng 20 giờ. Từ thời điểm đó, Pripyat trở thành một thành phố ma.
Ngày nay Pripyat đã mở cửa cho khách du lịch. Một chuyến tham quan Pripyat giá khoảng 180 euro/hai người và du khách phải chứng minh không có vấn đề đặc biệt nào về sức khỏe.
Bài viết được dựng từ ảnh của Jenniffer Boyer và nhóm du khách tham gia tour du lịch Chernobyl - Pripyat do hãng lữ hành Solo East Travel tổ chức.
Phần 1: Đường đến Chernobyl

Chốt kiểm soát Dytyatky tại kilomet 30. Vùng phạm vi bán
kính 30km tính từ tâm điểm các lò phản ứng hạt nhân Chernobyl được coi là Khu vực phải tránh xa (Exclusion zone) và được điều hành thông qua cấp quản lý từ Bộ Tình huống khẩn cấp Ukraine.

Bản đồ tại chốt kiểm soát

Chụp ảnh bị cấm tuy nhiên tôi cũng lén chụp những bức hình này từ xe bus

Chốt kiểm soát nhìn từ trong xe

Nhân viên an ninh kiểm tra hộ chiếu của chúng tôi. Anh chàng này rất giống hoàng tử William

Nhân viên an ninh

Qua trạm kiểm soát

Bàn thờ gần chốt kiểm soát

Cây thánh giá gỗ đơn sơ (*)

Những bông hoa dại (*)

Đường vào thị trấn Chernobyl

Trung tâm Chernobyl Interinform - cơ quan thông tin, hợp tác và phát triển quốc tế điều phối hoạt động trong vùng, tổ chức duy nhất cấp phép thăm quan. Bạn không được đi lại trong vùng này nếu không có người của trung tâm đi cùng.

Taji đây hướng dẫn viên Nikolai đọc cho chúng tôi những quy đinh. Sau đó chúng tôi phải kí vào văn bản cam kết không khiếu kiện nếu có bất kì điều gì xảy ra với mình.

Chụp với thiết bị đo nồng độ phóng xạ thuê của Trung tâm. Chúng tôi sẽ luôn di chuyển với vật dụng này để biết được không khí có an
toàn để thở không. Ở điều kiện bình thường mức này khoảng 0.09

Chiếc điện thoại cổ lỗ trong Trung tâm

Bên ngoài Trung tâm có khá nhiều mèo

Trước khi ve vuốt chú mèo tôi lấy máy đo lướt trên lông nó vì người ta nói rằng phóng xạ có thể lưu lại trên lông thú vật. Nhưng con mèo này sạch.

Một ngôi nhà đối diện Trung tâm. Trong vùng này vẫn có dân cư sinh sống (bên cạnh những người lưu trú ngắn hạn là các nhà khoa học hay công nhân làm việc theo chế độ 14 ngày làm và 12 ngày nghỉ). Để ý sẽ thấy đường ống cung cấp gas ở đây chạy nổi trên mặt đất do tránh những rủi ro nhiễm xạ khi đào xuống bên dưới mặt đất. (*)
Nhà thờ St Illya, Chernobyl. Thậm chí trong thời gian mức phóng xạ cao nhà thờ cũng không ngừng hành lễ (*)
Một bức tranh tường trên đường đi
Nhà thờ St Illya, Chernobyl. Thậm chí trong thời gian mức phóng xạ cao nhà thờ cũng không ngừng hành lễ (*)
Tháp chuông nhỏ bên phải lối vào (*)
Bên trong trang trí rất đẹp nhưng vì đang tiến hành khóa lễ nên chúng tôi không chụp ảnh (*)
Vòm cổng (*)
Bức bích họa trên mặt tiền nhà thờ (*)
Trong khuôn viên nhà thờ (*)
Tháp chuông trong khuôn viên nhà thờ (*)

Một khu nhà trong thị trấn, nơi sinh sống của những công nhân làm việc trong vùng (*)

Một khu nhà trong thị trấn, nơi sinh sống của những công nhân làm việc trong vùng (*)


"Tưởng nhớ những người đã cứu thế giới"

Tượng đài này dựng năm 1988 để tưởng nhớ những người lính cứu hỏa đã
tham gia những chữa cháy và những người tham gia các chiến dịch tẩy độc sau khi thảm họa xảy ra, hầu
hết họ đã chết vì nhiễm xạ quá cao.

Theo lời kể trước khi qua đời của những người lính cứu hỏa tận mắt chứng kiến khi tham gia cứu nạn, phóng xạ có "vị như kim
loại" và cảm giác tương tự như kim đâm trên mặt.
(*)

Hoa cho những người đã cứu thế giới
Phái bên trái khu tượng đài là trạm cứu hỏa. Từ đây những người lính cứu hoả đầu tiên đã có mặt tại nơi xảy ra vụ nổ. (*)

Con đường bên tượng đài
Chúng tôi dừng lại chụp ảnh các robots và thiết bị xe máy từng được sử dụng để dọn bụi phóng xạ
Bạn có thể bắt gặp chúng trong những thước film tài liệu về các chiến dịch khử độc
Biển cảnh báo phóng xạ được cắm trước xe máy
Hàng rào được quây xung quanh để du khách không đụng vào các phương tiện xe máy này

Chúng bị nhiễm phóng xạ. Lượng phóng xạ tồn dư nhiều ở bánh và xích xe.
Tuy nhiên mức độ không còn ở mức cấm lại gần.

Hàng rào được quây xung quanh để du khách không đụng vào các phương tiện xe máy này

Chúng bị nhiễm phóng xạ. Lượng phóng xạ tồn dư nhiều ở bánh và xích xe.

Tuy nhiên mức độ không còn ở mức cấm lại gần.

Chốt kiểm soát Lelev ở kilomet 10. Một lần nữa trải qua thủ tục kiểm tra hộ chiếu.
Trên đường hướng tới khu vực nhà máy điện nguyên tử chúng tôi dừng lại ở Kopachi. Đó là một ngôi làng sau khi xảy ra thảm họa đã bị ô nhiễm nặng tới mức phần lớn các ngôi nhà bị san phẳng và chôn xuống đất. Những tấm biển mầu vàng đánh dấu vị trí nhiễm phóng xạ được cắm trên lớp đất che phủ các ngôi nhà.(*)
Một di tích hiếm hoi không bị chôn lấp - tượng đài vinh danh người lính trong chiến tranh vệ quốc với dòng chữ "Không ai bị lãng quên, không điều gì bị lãng quên" (*)
Vườn trẻ làng Kopachi - một trong số ít những ngôi nhà không bị san lấp sau thảm họa (*)
Cảnh tượng rùng mình bên ngoài vườn trẻ (*)
Bảng chữ cái tiếng Nga bên ngoài vườn trẻ(*)

Góc dành cho cha mẹ (*)

Bài học giao thông (*)

Cảnh tượng bên trong vườn trẻ làng Kopachi (*)

Dấu vết của cuộc di tản khẩn cấp (*)

Vương vãi khắp nơi các vật dụng, dụng cụ học tập (*)

ngổn ngang những chiếc giường sắt trẻ em(*)

sách vở, giày dép (*)

chăn gối, búp bê nhựa (*)

đồ chơi (*)

Tấ cả phủ đầy bụi (*)

Khu vệ sinh trong nhà trẻ (*)

Hoa tưởng niệm héo khô làm tăng thêm cảm giác thê lương nơi này (*)

Chúng tôi tiến lại gần khu vực nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. Suốt thời gian thăm nơi này chúng tôi liên tục sử dụng thiết bị đo nồng độ phóng xạ.

Một thành viên trong đoàn kiểm tra độ phóng xạ trên tấm biển cảnh báo

Một chiếc xe cứu thương rú còi nhằm hướng nhà máy (*)

Các lò phản ứng của nhà máy nhìn từ kênh giải nhiệt.

Lò phản ứng số 1 và 2 nhìn từ xa.

Lò phản ứng số 4 và lớp quan tài bê tông bao bọc nhìn từ xa

Lò phản ứng số 5 và 6 nhìn từ xa. Vào thời điểm xảy ra thảm họa chúng đang được xây dựng. Việc xây dựng đã vĩnh viễn bị dừng lại. Những chiếc cần cẩu kia đã không sử dụng 27 năm qua.

Tấm biển bên cạnh kênh giải nhiệt Chernobyl

Kênh giải nhiệt trên đường đến gần khu lò phản ứng 1, 2, 3 và 4. Hồ nước nhân tạo rộng lớn này được xây dựng để cung cấp nước làm mát nước cho bốn lò phản ứng. Thời kì các lò phản ứng
Chernobyl hoạt động nước ở đây ấm áp quanh năm. Địa y lan tràn, do đó
người ta tạo một trang trại cá da trơn để chúng ăn địa y và làm sạch nước. Sau vụ nổ lò phản ứng, hồ là nơi gột rửa rác phóng xạ và
những thứ độc hại này chìm xuống đáy. Ngày nay nước được bơm liên tục
từ con sông Pripyat gần đó để ngăn chặn hồ bốc hơi trong mùa hè và phơi
bày trầm tích độc hại, nó sẽ bị khô và lan truyền ra khắp nơi nhờ gió.

Trong dòng kênh nhiễm xạ này có rất nhiều cá trê cực lớn. Nhiều con dài trên 1.5m. Từ lâu chúng là đối tượng nghiên cứu khoa học về ảnh hưởng của
phóng xạ.

Chúng tôi dừng lại ném bánh mì cho cá ăn.
Khu vực không bị hư hại của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl (*)

Khu vực không bị hư hại của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl (*)

Sau thảm họa nhà máy vẫn tiếp tục sản xuất điện thêm 14 năm và chỉ đóng cửa hoàn toàn vào năm 2000 do sức ép của quốc
tế (*)
Lò phản ứng số 4 được bao bọc bằng quan tài bê tông. Ngôi nhà sơn vàng là trung tâm dành cho khách tham quan nhưng chúng tôi không vào (*)
Lò phản ứng số 4 được bao bọc bằng quan tài bê tông. Ngôi nhà sơn vàng là trung tâm dành cho khách tham quan nhưng chúng tôi không vào (*)
Thứ bảy ngày 26
tháng Tư năm 1986, lúc 1:23 sáng giờ địa phương tại đây xảy ra một
vụ nổ hơi lớn gây cháy, một loạt các vụ nổ tiếp sau đó, và xảy ra một
thảm hoạ hạt nhân trầm trọng nhất trong lịch sử ngành năng lượng hạt
nhân. Thảm hoạ này phát ra lượng phóng xạ lớn gấp bốn trăm lần so với quả bom nguyên tử được ném xuống Hiroshima.
Chúng tôi chỉ được phép ở khu vực này 10 phút, máy đo độ phong xạ chỉ
5.15 μSv/h. Phía trong kia các chuyên gia hàng ngày vẫn phải tiến hành công việc bảo dưỡng cái
quan tài. Tuy nhiên các công việc đó vô cùng khó khăn vì mỗi công nhân
chỉ có thể ở bên trong vài phút mỗi ngày. 18 quốc gia đã đóng góp
cho việc duy trì và sửa chữa cỗ quan tài, số tiền lên tới gần 2 tỷ USD.
Nikolai, hướng dẫn viên.

Năm 2006, một đài tưởng niệm tri ân 600.000 người chấp nhận rủi ro bị nhiễm
phóng xạ để đến Chernobyl tham gia xây dựng quan tài bê tông ngăn không cho phóng xạ lan ra toàn cầu được dựng lên cách lò phản
ứng số 4 khoảng 200m.


Cùng Nikolai. Mọi người trong đoàn tranh thủ ghi lại bằng chứng đã tới nơi này

Tạp chí Frederick có chuyên mục chuyên đăng ảnh du lịch của các đọc giả. Tôi sẽ gửi những bức ảnh này tới để tham gia.

Còn đây là ảnh cho tạp chí Merchandiser :))

Trước khi đến thành phố Pripyat chúng tôi ngang qua khu vực Rừng Đỏ (Red Forest). Đây là khu vực rộng 10km2 bao quanh nhà máy điện hạt nhan Chernobyl. Sở dĩ có tên gọi này
vì cây trong vùng bị nhiễm một lượng lớn phóng xạ và chết. Trong
các
chiến dịch khử độc sau thảm hoạ cây trong vùng này được san ủi và chôn
lấp trong "nghĩa địa chất thải ". Tuy nhiên các cây mới mọc lên vẫn
có
mầu nâu đỏ vì lượng phóng xạ trong đất còn khá cao. (*)
Nồng
độ phóng xạ đo được trong xe là 9.44. Rừng Đỏ vẫn là một trong những
khu vực bị ô nhiễm nặng nhất trên thế giới hiện nay.(*)
Và đây Pripyat, thành phố ma - điểm đến của chuyến đi
(Còn nữa)
Đọc thêm: Chernobyl qua ảnh của Gerd Ludwig
Khu dân cư bị chôn lấp do phóng xa cao? tức là chôn xuống đất thì giảm phóng xạ ra môi trường ? Nó sẽ thấm xuống đất chứ nhỉ ? Và người ta chôn tất tật các ngôi nhà trong thị trấn bị nhiễm xạ ?
Trả lờiXóaChính xác như vậy đối với làng Kopachi!
Xóa"Kopachi bị ô nhiễm rất nặng và do đó, người ta đã quyết định chôn nó, từng căn nhà," Tatarchuk (hướng đẫn viên)nói. "Đó dường như là một ý tưởng tốt vào thời điểm đó, nhưng không phải vậy. Việc đào chỉ đẩy chất phóng xạ sâu hơn vào đất và gần hơn với mực nước ngầm, do đó ô nhiễm lan rộng hơn nữa." Loại lỗi nghiêm trọng như thế này rất phổ biến. ("Kopachi was very badly contaminated and so it was decided to bury it, house by house," says Tatarchuk. "It seemed a good idea at the time, but it wasn't. The digging only pushed radioactive material deeper into the soil and closer to the water table, so that contamination spread even further." It transpires that devastating errors like these were common.)
Trong bài có nói đến chi tiết đường ống cung cấp gas ở đây chạy nổi trên mặt đất do tránh những rủi ro nhiễm xạ khi đào xuống bên dưới mặt đất
[img] http://farm7.staticflickr.com/6240/6217758892_177fab44c8.jpg[/img]
Nếu có tiền ,lúc buồn , một mình ,tôi có thể đến đây ...và lang thang , bắt cá trê len nướng và uống rượu ...:))
Trả lờiXóaCan 20 lit bạn =))
XóaTư đang chờ ...bài mới ! :8)
Trả lờiXóaTừ nay đến hết năm áp lực công việc của mình rất căng thẳng. Mình vẫn ngó qua bài viết của Tư, nhưng đầu cứ đơ ra như cái máy tính bị treo. Tư thông cảm nhé.
Xóa